NGƯỜI DẬY SỚM hay NGƯỜI THỨC MUỘN ĐÁNG SỢ HƠN ?
HotroHRVTin tứcXung quanh bạn có những người như thế này không? Họ cho rằng ban ngày chỉ thích hợp để làm việc, còn ban đêm mới là thời gian để bắt đầu cuộc sống. Dù buồn ngủ, cũng cố chơi điện thoại đến 3, 4 giờ sáng, rồi ngủ đến trưa mới dậy. Ngày nào ngủ ngày cày đêm giống như con dơi. Chắc chắn là có những người như vậy. Không chừng bạn đã khuyên bảo rất nhiều lần nhưng họ không nghe. Họ không hề biết rằng, thức đêm sẽ gây tổn hại lớn như thế nào đến sức khỏe. Đừng thức đêm nữa, thực sự sẽ chết đấy Điều kiện sống ngày càng tốt, những người thức khuya ngày càng nhiều. Nhưng dù bạn thức khuya với bất kỳ nguyên nhân nào, cũng đều không có lợi cho sức khỏe. Thức khuya càng lâu, tổn thương càng lớn. Theo điều tra của hiệp hội y học giấc ngủ cho thấy: có hơn 70% người trẻ có thói quen thức khuya, 90% người trẻ đột tử, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim đều có liên quan đến thức khuya. Khi áp lực cuộc sống tăng cao, tần suất thức đêm cũng nhiều lên. Kết quả báo cáo điều tra này đáng để chúng ta phải cảnh giác. Giống như những gì mà tác gia Phùng Đường từng nói: "Sức khỏe là ông trời cho không chúng ta, nhưng không phải để cho chúng ta lãng phí một cách vô ích". Năm 2018, tạp chí "Giờ sinh học quốc tế" đăng tải một bài viết với nhan đề "Mối quan hệ giữa thời gian nghỉ ngơi, tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ tử vong trong ngân hàng sinh học Anh". Bài viết này bắt nguồn từ việc nghiên cứu hơn 500 nghìn mẫu sinh phẩm có trong ngân hàng sinh học Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người ngủ ngày cày đêm có nguy cơ tử vong cao hơn 10% so với những người ngủ sớm dậy sớm. Thức đêm là một kiểu giả vờ chăm chỉ, trông có vẻ như thời gian của mỗi ngày nhiều lên, nhưng thực tế là đang đốt cháy thời gian của ngày hôm sau, ngày hôm sau lại sẽ đốt cháy thời gian của ngày hôm sau nữa. Thức đêm thực sự không hề tốt một chút nào, mà dù có thì cũng chỉ là bớt được tiền cơm sáng, nhưng lại phải trả giá đắt cho sức khỏe. Những người dậy sớm "đáng sợ" hơn nhiều so với những người thức đêm Có học giả nước ngoài từng dành ra 5 năm thời gian để nghiên cứu thói quen thường ngày của 177 người thành công khởi nghiệp từ hai bàn thay trắng, kết quả thu được đó là: 99% những người thành công đều có thói quen dậy sớm.
Bill Gates thức dậy vào 3 giờ sáng mỗi ngày, dậy sớm trở thành thói quen như cơm bữa của ông. Lý Gia Thành, 80 tuổi những vẫn duy trì thói quen dậy sớm. Dù tối hôm trước ngủ muộn như thế nào, nhưng vẫn thức dậy vào đúng 6 giờ sáng ngày hôm sau. Tác gia người Nhật Murakami Haruki cũng vậy, hàng chục năm trời như một, ông luôn kiên trì thức dậy vào 4 giờ sáng để sáng tác mà không bao giờ phải sử dụng tới chuông báo thức. Những người kiểm soát được buổi sáng sẽ kiểm soát được cuộc đời. Một người đến dậy sớm còn không làm được, thì còn hy vọng gì đến những việc khác cao xa hơn. Cổ nhân có câu "Đời người bắt đầu từ mùa xuân, một ngày bắt đầu từ buổi sáng", nếu không nắm bắt được buổi sáng thì sao thâu tóm được cả ngày. Những người dậy sớm họ thực sự mạnh hơn, đáng sợ hơn rất nhiều so với những người thức đêm. Bởi những người dậy sớm họ càng tự giác hơn, tích cực hơn.
8 lợi ích lớn từ việc dậy sớm Aristoteles từng nói: "Thức dậy trước khi trời sáng là một thói quen tốt, nó tốt cho sức khỏe, tài sản và trí tuệ của bạn". Không thức khuya, chăm dậy sớm, có rất nhiều lợi ích, trong đó có 8 lợi ích lớn sau:
1, Có nhiều thời gian hơn Những người ngủ dậy sớm, có nhiều hơn những người ngủ dậy muộn vài tiếng mỗi ngày. Không tích từng bước làm sao đi được nghìn dặm, nước chảy mãi thì đá sẽ mòn. Mỗi ngày vài tiếng chính là con đường tắt hữu hiệu nhất để bạn bứt phá vươn lên và bỏ xa những người cùng tuổi.
2, Trạng thái tinh thần tốt hơn Những người kiên trì dậy sớm, có trạng thái tinh thần ổn định hơn, trí nhớ tốt hơn, đầu óc tỉnh táo hơn. Dù làm gì cũng đều hiệu quả hơn nhiều so với những người thức khuya.
3, Khỏe mạnh hơn Từ cổ chí kim, con người chúng ta làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn, sống theo quy luật tự nhiên. Đồng hồ sinh học trong cơ thể sớm đã quen với việc như vậy. Nếu thức khuya, ngủ nghỉ không quy luật, khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn, cơ thể rất dễ sinh bệnh. Kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy, thức khuya sẽ dễ gây đột tử, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim. Bởi vậy kiên trì ngủ sớm dậy sớm là cách để giảm thiểu những nguy cơ rủi ro trên.
4, Cảm xúc ổn định hơn
Những người thường xuyên thức khuya thường hay hồi hộp, lo âu, hỉ nộ vô thường. Ngược lại, những người kiên trì dậy sớm, ngủ nghỉ đúng quy luật, tâm thái thường tích cực, cảm xúc càng ổn định hài hòa hơn.
5, Sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn Thức khuya sẽ khiến huyết áp, hàm lượng cholesterol tăng cao, tạo áp lực cho cơ thể. Đồng thời cũng tăng thêm những rủi ro nhất định về khả năng nhiễm bệnh và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khác. Do vậy, tuyệt đối không thức khuya. Ngủ sớm, dậy sớm, duy trì huyết áp ở mức độ bình thường, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể mới là phương pháp dưỡng sinh tốt nhất.
6, Trẻ hơn những người cùng tuổi Những người không thức khuya, kiên trì ngủ sớm dậy sớm không có cuồng mắt, da dẻ đẹp hơn những người thức khuya. Lâu dần, sẽ tạo khoảng cách nhất định về nhan sắc so với những người cùng tuổi. Không mong trường sinh bất lão, chỉ mong trẻ hơn những người cùng tuổi. 7, Đáng tin hơn Dậy sớm đáng sợ hơn thức khuya. Thức khuya đôi khi cũng phải nhẫn nại nhưng lại là hành vi thiếu trách nhiệm với sức khỏe bản thân. Còn dậy sớm là tự giác, đồng thời cũng là biểu hiện của sự quý trọng sức khỏe. Những người quý trọng sức khỏe, kiên trì dậy sớm mỗi ngày sẽ khiến người khác cảm thấy đáng tin hơn. Tin cậy chính là thương hiệu, danh tiếng tốt nhất của mỗi người.
8, Có thời gian thưởng thức bữa sáng "Dân dĩ thực vi thiên", dân coi cái ăn quan trọng hơn mọi thứ. Tia nắng đầu tiên của mỗi buổi sáng hàng ngày chính là một bữa sáng ngon miệng. Những người dậy sớm, đều có thời gian để thưởng thức bữa sáng mỗi ngày. Dù đơn giản chỉ là một mẩu bánh mỳ, một cốc sữa đậu, nhưng vẫn là một sự hưởng thụ điềm nhiên và khoan khoái. Trong lúc mọi người đang ngủ, một mình ta tỉnh, thì bữa sáng đó càng ngon, càng có ý nghĩa hơn. Nếu sống đến 100 tuổi, tổng cộng sẽ có 876,000 giờ đồng hồ. Thay vì phung phí trong mộng mị, chi bằng dậy sớm một chút, để hưởng thụ nhiều hơn. Sống quy luật, điều độ mới là tôn trọng thời gian. Mong rằng, ai cũng có thể dậy sớm để tận hưởng tia nắng đầu tiên của buổi sáng sớm, của sự bắt đầu và của tương lai tương sáng.